Contact Information

112 BUI VIEN ST. DISTRICT 1
HO CHI MINH CITY, VIET NAM.

We Are Available 24/ 7. Call Now.

Giấy phép lao động là loại giấy tờ bắt buộc để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nhưng để hoàn thành quy trình xin giấy phép lao động cần tốn nhiều thời gian và công sức của quý khách. Đó là lý do mà chúng tôi mang đến cho bạn một giải pháp nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đó là “dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài”.

Những trường hợp nào cần xin giấy phép lao động?

Hầu hết các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động nước ngoài và người nước ngoài có nhu cầu vào làm việc tại Việt Nam đều phải xin giấy phép lao động, trừ các trường hợp như sau:

  • Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam trong thời hạn dưới 03 tháng.
  • Người nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Người nước ngoài là Luật sư đã được Bộ Tư pháp cấp phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định.
  • Người nước ngoài đang làm việc tại các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động.
  • Người nước ngoài đang làm việc tại các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động; hoặc là tình nguyện viên.

Lưu ý: Sẽ có những người nước ngoài khi làm việc tại VN sẽ không phải thực hiện xin giấy phép lao động. Bạn có thể theo dõi thêm bài viết các Trường hợp miễn giấy phép lao động tại đây.

Điều kiện xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

  • Đảm bảo có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc sẽ làm tại Việt Nam.
  • Là cá nhân có năng lực thực hiện hành vi dân sự đầy đủ theo quy định trong văn bản pháp luật.
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài
Mẫu giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Quy trình và thủ tục làm giấy phép lao động

Bước 1: xin giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Thời gian thực hiện thủ tục này là tối thiểu trước 30 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến đến làm việc cho đơn vị sử dụng lao động. Hồ sơ thực hiện thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:

  • Mẫu số 1 – Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH là mẫu văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
  • Giấy phép hoạt động doanh nghiệp của đơn vị sử dụng lao động.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Yêu cầu là phải có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật với từng trường hợp cụ thể.

Hồ sơ xin cấp mới giấy phép lao động

  • 02 ảnh 4 x 6 phong nền trắng, chụp chính diện rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính.
  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu số 7 và sao y công chứng hộ chiếu (sao y nguyên cuốn).
  • Giấy Khám sức khỏe đủ điều kiện theo quy định tại thông tư TT14/2013/TT-BYT (danh sách cơ sở KBCB đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài).
  • Bản gốc: Lý lịch Tư pháp cấp tại Việt Nam HOẶC Lý lịch Tư pháp cấp ở nước ngoài đã được Chứng nhận Lãnh sự và Hợp pháp hóa Lãnh sự (có giá trị trong 06 tháng tính từ ngày cấp khi gửi hồ sơ)
  • Bản gốc: Giấy xác nhận Nhà Quản lý/Giám đốc Điều hành/Chuyên gia/Lao động kỹ thuật đã được Chứng nhận Lãnh sự và Hợp pháp hóa Lãnh sự, dịch thuật Công sang tiếng Việt, phù hợp với vị trí công việc và ngành nghề công ty dự kiến xin làm việc tại Việt Nam. Có thời gian làm việc từ 03 năm trở lên.
  • Bản gốc: Bằng Đại học đã được Chứng nhận Lãnh sự và Hợp pháp hóa Lãnh sự, dịch thuật Công sang tiếng Việt, Công pháp Tư pháp, có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và ngành nghề công ty dự kiến xin làm việc tại Việt Nam.
  • Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: 01 bản
  • Thư bổ nhiệm bản gốc có Hợp pháp Hóa Lãnh sự cho trường hợp xin GPLD theo diện luân chuyển nội bộ.
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016)

Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động sắp hết hạn

  • Bản gốc giấy phép lao động cũ.
  • 02 ảnh kích cỡ 4 x 6 cm, phông nền trắng, mới chụp.
  • Giấy Khám sức khỏe đủ điều kiện theo quy định tại thông tư TT14/2013/TT-BYT.
  • Hợp đồng lao động
  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu 7 và sao y công chứng hộ chiếu + sao y nguyên cuốn.
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động đã hết hạn

  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu 7 và sao y công chứng nguyên cuốn hộ chiếu.
  • 02 ảnh 4 x 6 phong nền trắng, chụp chính diện rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính và mang nón.
  • Giấy Khám sức khỏe đủ điều kiện theo quy định.
  • Bản gốc giấy phép lao động cũ.
  • Bản gốc: Lý lịch tư pháp cấp ở Việt Nam HOẶC lý lịch tư pháp cấp ở nước ngoài đã được chứng nhận Lãnh sự và Hợp pháp hóa Lãnh sự.
  • Bản gốc: Bằng Đại học đã được Chứng nhận Lãnh sự và Hợp pháp hóa Lãnh sự; dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và ngành nghề công ty dự kiến xin làm việc tại Việt Nam.
  • Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: 01 bản.
  • Hợp đồng lao động.
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bị mất

Người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng bị mất trong khi vẫn còn thời hạn sử dụng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).
  • Đơn cớ mất có xác nhận của cơ quan công an địa phương.
  • 02 ảnh 4 x 6 phong nền trắng, chụp chính diện rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính và đội nón
  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu 7 và sao y công chứng nguyên cuốn hộ chiếu.
  • Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: 01 bản

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bị hỏng

Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị ố, bị rách, bị ướt hay hình thẻ không còn rõ cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động bị hỏng.

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).
  • Giấy phép cho người lao động bị hỏng (còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày).
  • 02 ảnh màu, kích thước 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính ).
  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu 7 và sao y công chứng nguyên cuốn hộ chiếu.
  • Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: 01 bản

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do đổi số hộ chiếu

Giấy phép lao động của người nước ngoài còn thời hạn, trong quá trình làm việc ở Việt Nam, người này đổi số hộ chiếu (do sổ hộ chiếu cũ hết hạn) cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động do thay đổi số hộ chiếu.

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7 được ban hành kèm theo thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).
  • 02 ảnh màu, kích thước 4 x 6cm, phông nền trắng không mang mắt kính.
  • Giấy phép lao động cũ đã được cấp.
  • Bản gốc: Hộ chiếu mượn bản gốc trong vòng 7 ngày khi nộp mẫu 7 và sao y công chứng nguyên cuốn hộ chiếu.
  • Hộ chiếu photo (nguyên quyển).
  • Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: 01 bản

Trong trường hợp muốn xin chức vụ giảng dạy, bạn cần cung cấp:

  1. Giấy phép hoạt động giáo dục của cơ quan bảo lãnh.
  2. Chứng chỉ giảng dạy của giáo viên.

Xin lưu ý: Nếu người khác ký thay không phải là Đại diện Pháp luật phải có Giấy Ủy quyền (Giấy Ủy Quyền phải là Bản gốc hoặc Bản sao Y Chứng thực. Thời hạn hiệu lực của GUQ không quá 12 tháng kể từ ngày lập UQ và phải có ngày kết thúc UQ rõ ràng…).

Thời gian làm giấy phép lao động

Thời gian làm giấy phép lao động giấy phép lao động căn cứ theo từng giai đoạn và tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, chúng tôi có thể dự đoán đúng thời gian yêu cầu trước khi tiến hành nhận xử lý hồ sơ. Thời gian dự tính ước chừng:

  • Thời gian làm giấy phép lao động với hồ sơ cấp mới tầm khoảng 30 – 45 ngày.
  • Thời gian làm giấy phép lao động với hồ sơ cấp lại giấy phép lao động là tầm khoảng 15 – 21 ngày làm việc.

Chi phí làm giấy phép lao động là bao nhiêu tiền?

Chắc các bạn đều biết, lệ phí làm giấy phép lao động theo quy định của nhà nước thì rất rẻ (giá hiện tại chỉ 600,000VND) nhưng bạn cần cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu. Tuy nhiên, với dịch vụ làm giấy phép lao động, bao gồm tất cả các quy trình từ khâu chuẩn bị các giấy tờ, xử lý hồ sơ, làm việc với cơ quan thẩm quyền, giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi nộp hồ sơ, giao nhận kết quả tận tay quý khách…chi phí tổng rơi vào khoảng 750USD. Đây chỉ là mức ước lượng, bởi vì tuy theo quốc tịch, trụ sở của đơn vị bảo lãnh, các hồ sơ mà quý khách có thể cung cấp (ví dụ khám sức khỏe, lý lịch tư pháp…) mà giá thành có thể thay đổi đi nhiều. Hãy gọi ngay 028 3838 8322 hoặc 0918 709 338 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Thân chào!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *